Câu gián tiếp là một cấu trúc rất quan trọng – chúng xuất hiện với tần suất “dày đặc” trong các bài thi. Nhưng bạn không biết cách nhận diện câu gián tiếp và cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp như thế nào.
Qua bài viết này, Step Up sẽ giúp bạn nắm vững:
✅ Câu gián tiếp là gì?
✅ Cách nào chuyển câu gián tiếp đơn giản và chính xác nhất?
Cùng đi vào nội dung chính của bài nào!
Câu gián tiếp là gì
Đã nhắc đến câu gián tiếp thì trước tiên cần phải hiểu “người anh em song sinh” của nó – câu trực tiếp.
▶ Câu trực tiếp là những câu nhắc lại lời nói, copy-paste nguyên si. Chúng thường được để trong dấu trích câu – dấu “”. Ví dụ mình có:
Lươn Thanh Độ nói: “Hí anh em!“
Do “Eel” says: “Hi my brothers and sisters!”
Hoặc đôi khi chúng ta còn có thể xuống dòng, gạch đầu dòng:
Do “Eel” says:
– Hi my brothers and sisters!
Và cứ nhắc y nguyên lời người khác như vậy thì cũng mệt, vậy nên chúng ta mới có câu gián tiếp.
▶ Câu gián tiếp là câu văn diễn đạt lại lời nói của người khác.
Vẫn câu trên, khi chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta có thể nói:
Lươn Thanh Độ nói chào mọi người.
Do “Eel” says hi to everyone.
Cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp
Trước khi tìm hiểu cách chuyển câu, cùng phân tích câu trực tiếp có gì nào!
Bạn để ý trong câu:
– Động từ V₁ được gọi là động từ tường thuật, chúng ta chỉ cần quan tâm đến thì của động từ này.
– Câu văn có 2 cụm chủ ngữ & động từ (S-V ), và trong phần chuyển sang câu gián tiếp này, chúng ta sẽ chỉ thay đổi cụm chủ ngữ₂ động từ₂ (S₂-V₂) thôi!
OK! Cùng *chính thức* bắt đầu tìm hiểu cách chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp nào!
Trình độ 1 – Động từ tường thuật ở thì hiện tại đơn
▶ Đây là dạng bài tập chuyển câu trực tiếp gián tiếp đơn giản nhất – được giới thiệu trong chương trình Tiếng Anh lớp 8. Trong dạng này, chúng ta chỉ cần chuyển đổi S₂ và O.
My mom says: “My friend invited me to his birthday
party.”
Mẹ tôi nói: “Bạn của mẹ đã mời mẹ dự sinh nhật của bác ấy.”
Bước 1. Giữ nguyên cụm chủ-vị₁ (S₁-V₁). My mom says
Bước 2. Chuyển chủ ngữ₂ (S₂) và tân ngữ (O) theo chủ ngữ₁ (S₁). (câu nào không có O hoặc S₂ thì chúng ta không cần làm gì)
“My friend invited me to his birthday party.”
→ Her friend invited her to his birthday party.
Bước 3. Kết hợp lại thành câu hoàn chỉnh.
My mom says her friend invited her to his birthday party.
Cách chuyển S₂ dựa vào nghĩa của câu. Trong câu này, mình nhắc lại lời mẹ nói nên cần chỉnh sửa chủ ngữ và tân ngữ cho phù hợp.
▶ Quy tắc vàng: chuyển S₂ và O theo góc nhìn của người nói, cụ thể:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
I | he/ she |
you | I/ he/ she |
we | we/ they |
they | they |
Trình độ 2 – Động từ tường thuật ở thì quá khứ đơn
Khi động từ tường thuật ở thì quá khứ đơn (VD. said/ told), chúng ta sẽ cần chuyển: S₂, V₂, O và các trạng từ chỉ thời gian và địa điểm.
Đầu tiên, cùng quan sát cách chuyển (hay được gọi là lùi) thì của V₂:
▶ Quy tắc vàng: lùi 1 thì của V₂ – “will” thành “would”, hiện tại thành quá khứ, quá khứ thành hoàn thành.
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Tương lai đơn will + V-inf | Tương lai đơn với “would” would + V-inf |
Tương lai tiếp diễn will + be + V-ing | Tương lai tiếp diễn với “would” would + be + V-ing |
Tương lai hoàn thành will + have + PP | Tương lai hoàn thành với “would” would + have + PP |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn will + have + been + V-ing | Tương lai hoàn thành tiếp diễn với “would” would + have + been + V-ing |
Hiện tại đơn V(s/es) | Quá khứ đơn V-ed |
Hiện tại tiếp diễn is/ am/ are + V-ing | Quá khứ tiếp diễn was/were + V-ing |
Hiện tại hoàn thành have/ has + PP | Quá khứ hoàn thành had + PP |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn have + been + V-ing | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn had + been + V-ing |
Quá khứ đơn V-ed | Quá khứ hoàn thành had + PP |
Quá khứ tiếp diễn was/were + V-ing | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn had + been + V-ing |
Quá khứ hoàn thành had + PP | Quá khứ hoàn thành had + PP |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn had + been + V-ing | Quá khứ hoàn thành tiếp diễn had + been + V-ing |
Trình độ 3 – Câu gián tiếp với động từ khuyết thiếu (modals)
▶ Quy tắc vàng: Thay đổi S₂, V₂ và O; giữ nguyên động từ khuyết thiếu và động từ, TRỪ các trường hợp sau:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
Must (bắt buộc) | Had to |
Can | Could |
May (khả năng) | Might |
May (cho phép) | Could |
Will | Would |
Shall | Should |
My mom said: “You may go out with your friend, but you must
be back by 9 P.M.”
Mẹ tôi nói: “Con có thể đi chơi với bạn, nhưng con phải về
nhà trước 9 giờ đó.”
Để chuyển sang câu gián tiếp, chúng ta sẽ thay đổi S₂, V₂ và O. Bắt đầu nào!
“You may go out with your friend, but you must be back by 9 P.M.”
- You → I (do mẹ đang dặn mình mà!)
- Your friend → my friend
- may go → could go (do “may” ám chỉ việc mẹ cho phép chúng ta đi chơi ^^, nên chúng ta chuyển thành “could”)
- must be → had to be
→ My mom said I could go out with my friend, but I had to be back by 9 P.M.
Vu said: “I may or may not be able to finish the homework on
time.”
Vũ nói: “Tớ có thể có hoặc không làm kịp bài tập về nhà đúng hạn.“
→ Vu said he might or might not be able to finish the
homework on time. (do “may” ám chỉ khả năng làm bài tập của Vũ, nên chúng
ta chuyển sang “might”)
Trình độ 4 – Câu gián tiếp của câu nghi vấn (?)
Câu có từ để hỏi Wh-question
▶ Quy tắc vàng: Thay đổi S₂, V₂ và O; chuyển câu hỏi thành câu trần thuật/ lời kể chuyện.
Wh-Q + aux + S + V? → Wh-Q + S + aux + V.
- Wh-Q: từ để hỏi
- aux: trợ động từ
- V: chia theo thì
Ví dụ
Alan asked: “Where are you now?”
Alan hỏi “Bạn đang ở đâu?”
→ Alan asked where I was then.
Isabella asked: “What are you doing?”
Isabella hỏi: “Cậu đang làm gì thế?”
→ Isabella asked what I was doing.
Van wondered: “What shall we eat for lunch?”
Vân tự hỏi: “Chúng ta sẽ ăn gì trưa nay đây?”
→ Van wondered what they should eat for lunch.
Câu không có từ để hỏi
▶ Quy tắc vàng: Thay đổi S₂, V₂ và O; chuyển câu hỏi thành câu trần thuật/ lời kể chuyện, thêm if/ whether giữa 2 cụm S-V
Aux + S + V? → If/ whether + S + V?
He asked: “Do you know who my daddy is?”
Anh ta hỏi: “Có biết bố tôi là ai không?”
→ He asked if I knew who his daddy was.
She asked: “Do you want to build a snowman?”
Cô ấy hỏi: “Chị có muốn đắp người tuyết không?”
→ She asked if her sister wanted to build a snowman.
Trình độ 5 – Câu gián tiếp mệnh lệnh và đề nghị
▶ Quy tắc vàng: Nếu vế S₂-V₂ là lời khuyên hoặc lời đề nghị, chúng ta có thể tường thuật bằng cấu trúc V + to V hoặc V + V-ing, cụ thể:
Các động từ sau đi với tân ngữ + to V
Ask Advice Invite Tell Order Remind Warn |
+ O + to V |
Các động từ sau đi với to V
Agree Offer Promise Refuse Threaten |
+ to V |
Các động từ sau đi với V-ing
Admit Apologise for Agree on Suggest |
+ V-ing |
Và nhiều động từ khác nữa….
>>> Đọc thêm
Ví dụ
“Don’t go there alone at night. It is dangerous.”
(“Đừng đi tới đó một mình vào buổi đêm. Nguy hiểm đó.”
→ He warned me not to go there alone at night.
→ He warned me against going there alone at night.
She said: “I’m sorry for not telling you the truth earlier.”
Cô ấy nói: “Tôi xin lỗi vì đã không nói cho cậu sự thật sớm
hơn.”
→ She apologised for not telling me the truth earlier.
Trình độ 6 – Câu gián tiếp khi dùng câu điều kiện
▶ Ôn lại công thức câu điều kiện ở đây nhé!
Để chuyển câu điều kiện trực tiếp sang gián tiếp, chúng ta:
Câu trực tiếp | Câu gián tiếp |
---|---|
Loại 0 | Giữ nguyên thì V₂, V₃ |
Loại 1 |
|
Loại 2 | Đa phần giữ nguyên: would + V₂, V₃-ed |
Ví dụ câu gián tiếp của câu điều kiện loại 2
“If I were you, I would finish my homework before going
out.”
“Nếu tôi là cậu, thì tôi sẽ hoàn thành bài tập rồi mới đi
chơi.”
→ He said if he were me, he would finish his homework before
going out.
Ví dụ câu gián tiếp của câu điều kiện loại 1
“If it rains in the next 5 minutes, we will cancel the trip.”
“Nếu 5 phút nữa mà trời mưa thì chúng ta sẽ hủy chuyến đi
chơi.”
Với câu điều kiện loại 1, chúng ta có thể chuyển theo 2 cách, tùy theo liệu vế nếu còn đúng với hiện tại nữa không.
Cách 1: She said if it rains in the next 5 minutes, they will cancel the trip.
→ Nghĩa là chưa đến hạn 5 phút, vẫn đang chờ xem có mưa không.
Cách 2: She said if it rained in the next 5 minutes, they would cancel the trip
→ Nghĩa là quá 5 phút kể từ lúc cô ấy nói rồi, nên không “trông trời” nữa.
Bài tập về câu gián tiếp
Phù! Vậy là cũng xong 90% về chủ đề câu gián tiếp rồi đó! Qua bài học này, chúng ta đã cùng nhau học:
- Câu điều kiện là câu thuật lại/ kể lại câu nói của người khác
- Để chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp, chúng ta có 5 mức độ:
- Khi V, (động từ tường thuật) dùng thì hiện tại đơn
- Khi V, (động từ tường thuật) dùng thì quá khứ đơn
- Chuyển câu gián tiếp cho động từ khuyết thiếu
- Chuyển câu gián tiếp cho câu nghi vấn
- Chuyển câu gián tiếp cho câu điều kiện
Step Up chúc bạn học tốt cấu trúc ngữ pháp, và hãy nhớ rằng:
| “Mỗi khi nản chí, hãy nhớ lý do bạn bắt đầu.”