Câu bị động là mẫu câu thường xuyên xuất hiện trong các đề kiểm tra trong tất cả các bậc học. Không chỉ vậy, chúng còn được sử dụng rất nhiều trong văn nói và văn viết trong cuộc sống hàng ngày.
Trong bài 10 của series Giải ngố ngữ pháp, bạn đọc cùng Hack Não tìm hiểu về mẫu câu bị động qua bài viết này nhé.
I. Định nghĩa câu bị động
Câu bị động là câu có chủ ngữ (S) BỊ tác ĐỘNG bởi ai, cái gì, điều gì (O).
Ví dụ:
My level is called “irreducible”
I can achieve success in “ba, hai, một”
Đẳng cấp anh chính xác được gọi là không mai một
Thành công anh bắt lấy chỉ trong 3-2-1
Thỏ Trắng A.K.A Ricky Star
Trái ngược với câu bị động chính là câu chủ động. Câu chủ động là câu có CHỦ ngữ (S) thực hiện hành ĐỘNG, đôi khi lên ai, cái gì, điều gì (O).
Ví dụ:
People call my level “irreducible”.
Mọi người gọi đẳng cấp anh là không mai một.
II. Cấu trúc câu bị động
Cấu trúc chung của câu bị động là:
S + be + V-pp (by + O)
Trong đó: S: chủ ngữ Be: động từ to-be, chia theo thì tương ứng V-pp: động từ dạng phân từ hai (by + O): tân ngữ, có thể có hoặc không |
Ví dụ:
Black Pink is so famous that they are recognised everywhere they go.
Black Pink nổi tiếng tới mức họ được nhận ra ở bất cứ nơi nào họ tới.
Cấu trúc của câu chủ động là:
S + V (+ O)
Ví dụ:
People recognise Black Pink everywhere.
Mọi người nhận ra Black Pink ở bất cứ nơi nào.
II. Cách chuyển câu chủ động sang thể bị động
Để chuyển câu chủ động sang thể bị động, bạn làm theo hướng dẫn sau:
Trong đó: “V” và “be” chia cùng thì. V-pp là động từ dạng phân từ hai |
Khi chuyển câu chủ động sang thể bị động, chúng ta chuyển chủ ngữ thành tân ngữ và thay động từ.
Với các chủ ngữ là đại từ nhân xưng, chúng ta chuyển chúng thành đại từ tân ngữ như sau:
Chủ ngữ | Tân ngữ |
I | me |
You | you |
We | us |
They | them |
He | him |
She | her |
It | it |
Về thì trong câu, chúng ta chuyển đổi động từ như sau:
Thì của câu chủ động | Thì của câu bị động |
Hiện tại đơn V(s/ es) | is/ am/ are + V-pp |
Tương lai đơn will + V | will be + V-pp |
Quá khứ đơn V-ed | was/ were + V-pp |
Hiện tại tiếp diễn is/ am/ are + V-ing | is/ am/ are being + V-pp |
Tương lai tiếp diễn will be + V-ing | will be being + V-pp |
Quá khứ tiếp diễn was/ were + V-ing | is/ am/ are + V-pp |
Hiện tại hoàn thành has/ have + V-pp | has/have been + V-pp |
Tương lai hoàn thành will have + V-pp | will have been + V-pp |
Quá khứ hoàn thành had + V-pp | had been + V-pp |
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn has/ have been + V-ing | has/ have been being + V-pp |
Tương lai hoàn thành tiếp diễn will have been + V-ing | will have been being + V-pp |
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn had been + V-ing | had been being + V-pp |
Lưu ý: Trong câu bị động, chỉ chia thì của động từ “to-be”.
Ví dụ:
III. Các lưu ý về câu bị động
Để tạo thành một câu bị động hay và chính xác về ngữ pháp, Hack Não giới thiệu tới bạn 3 lưu ý sau đây về câu bị động.
1. V-pp trong câu bị động luôn là ngoại động từ
Để tạo thành câu bị động, động từ V cần phải là ngoại động từ. Các dạng động từ khác không thể tạo thành câu bị động.
Ví dụ:
I’m tired; I’m so tired, mom.
Con mệt lắm, con mệt mỏi lắm mẹ à.
→ ✖
Wow! Look at you! You’ve grown up so fast.
Ôi chao! Nhìn cháu trai của bà này! Đã lớn thế rồi cơ à!
→ ✖
Trong hai câu trên, “be” và “grow up” không phải là ngoại động từ (transitive verb), nên câu KHÔNG có dạng bị động.
2. Câu bị động được dùng chủ yếu trong văn viết
Câu bị động tạo cảm giác “sang chảnh”, trịnh trọng hơn cho câu văn; chính vì thế, chúng thường được dùng trong văn viết. Đặc biệt, câu bị động thường xuyên xuất hiện trong các bài nghiên cứu, báo khoa học, ….
Trong văn nói, câu bị động được dùng ít hơn. Chúng được dùng khi người nói có muốn nhấn mạnh hoặc trốn tránh điều gì đó. Hack Não sẽ giải thích phần này ở lưu ý 3.
3. Các trường hợp có thể lược bỏ “by + O” trong câu bị động
3.1. Khi tân ngữ (by + O) không quan trọng
3.1.1. Khi cả người nghe và người nói đều đã biết tân ngữ (O), cụm “by + O” thường được lược bỏ trong câu.
Ví dụ:
– Is it done yet?
– Xong việc chưa?
My laptop is stolen.
Tôi bị trộm mất laptop.(Mọi người đều hiểu người trộm laptop là một tên trộm.)
3.1.2. Khi người nói không muốn nhắc đến người gây ra hành động, đặc biệt khi người nói muốn lấp liếm, trốn tránh trách nhiệm.
Ví dụ:
The vase is broken.
Cái bình bị vỡ rồi.(Người nói không nhắc chuyện bản thân làm vỡ bình)
Mistakes were made, but we quickly discovered and fixed it in time.
Đã xảy ra lỗi, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng phát hiện và khắc phục kịp thời.
3.2. Khi tân ngữ (by + O) không xác định
Khi tân ngữ là các đại từ bất định như: nobody, everybody, anybody, anything, … thì chúng ta có thể lược bỏ “by + O”.
Ví dụ:
Everybody cheered for Binz when he performed his signature song.
Mọi người đã cổ vũ cho Binz khi anh ấy biểu diễn bài hát tủ của mình.
→ Binz was cheered for when he performed his signature song.
Lưu ý: Khi chủ ngữ trong câu chủ động là nobody, no one, nothing, khi chuyển sang câu bị động, chúng ta chuyển câu sang dạng phủ định.
Ví dụ:
Nobody knows him.
Không ai biết anh ta.
→ He is not known.
IV. Các câu bị động đặc biệt
Ngoài cấu trúc cơ bản như trên, một số dạng câu trong Tiếng Anh có dạng bị động đặc biệt mà bạn cần lưu ý. Hack Não đã tổng hợp 5 dạng câu bị động đặc biệt như sau:
1. Câu bị động của câu hỏi (interrogative form)
Khi chuyển câu hỏi chủ động thành bị động, bạn cũng chuyển chủ ngữ, tân ngữ và động từ như bình thường và chuyển trợ động từ (Aux V) phù hợp:
Trong đó: V-pp là động từ dạng phân từ hai Aux V là trợ động từ như do, does, have, will,… “Aux + V” và “Aux + be + V-pp” chia cùng thì |
Lưu ý: Trong trường hợp “be” là trợ động từ (aux V), thì không cần “be” trước “V-pp”.
Ví dụ:
Khi “be” cũng là trợ động từ trong câu, chúng ta bỏ “be” trước V-pp:
Khi “be” không phải là trợ động từ trong câu, chúng ta giữ nguyên công thức:
2. Câu bị động có 2 tân ngữ (double objects)
Đối với những câu có cấu trúc S + V + O₁ + O₂, chúng ta có thể chuyển sang câu bị động theo 2 cách ứng với mỗi tân ngữ O.
Ví dụ:
He bought me a present.
→ Cách 1: I was bought a gift by him.
→ Cách 2: A gift was bought for me by him.
Can you show me the way?
→ Cách 1: Can I be shown the way (by you)?
→ Cách 2: Can the way be shown to me (by you)?
3. Câu bị động với động từ tình thái (modals)
Để chuyển câu chủ động có chứa động từ tình thái sang thể bị động, chúng ta thay động từ sang dạng “be + V-pp” như sau:
modal + V → modal + be + V-pp
Ví dụ:
You must finish this assignment before Monday.
Cậu phải hoàn thành bài tập này trước thứ Hai.
→ This assignment must be finished before Monday.
You should check out Black Pink’s new song; it’s lit.
Cậu nên nghe bài hát mới của Black Pink đi; hay lắm luôn.
→ Black Pink’s new song should be checked out; it’s lit.
modal + have + pp → modal + have been + V-pp
Ví dụ:
Someone must have eaten my pudding because I can’t find it.
Chắc hẳn ai đó đã ăn mất cái bánh pudding của tôi rồi vì tìm mãi không thấy đâu.
→ My pudding must have been eaten because it can’t be found.
You should have listened to me in the first place!
Đáng lẽ ra cậu nên nghe tôi từ đầu!
→ I should have been listened to in the first place!
4. Câu bị động khách quan (impersonal passive voice)
Câu bị động khách quan là dạng câu bị động nhằm thể hiện ý kiến của người khác. Dạng câu này thường đi cùng các động từ tường thuật (reporting verbs): say, think, believe, know, hope, expect, report, understand, claim, …
Công thức:
It + to be + V-pp + that + S + V
Ví dụ:
People think that a good night sleep helps you memorise better.
Người ta nghĩ rằng ngủ đủ giấc tối sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ.
→ It is thought that a good night sleep helps you memorise better.
People say love is blind.
Người ta nói tình yêu là mù quáng.
→ It is said that love is blind.
5. Câu bị động cầu khiến (passive causative voice)
Câu bị động cầu khiến là câu bị động chứa các động từ cầu khiến (causative verbs) như have và get. Câu bị động cầu khiến được dùng khi ai đó (S) yêu CẦU hoặc sai KHIẾN ai đó (O) làm gì (V) cho mình. Chúng thường được dùng khi nói về các dịch vụ.
Công thức:
Thể chủ động: S + have/ let/ make + O(người) + V
Ví dụ:
I have Ha do my homework.
Tớ nhờ Hà làm bài tập hộ tớ.
I make him do the laundry.
Tớ nhờ anh ấy giặt quần áo dùm.
Thể bị động: S + have/ get + O(vật) + V-pp
Ví dụ:
I got my hair cut (by the hairdresser) yesterday.
Tớ đã cắt tóc hôm qua.
I have my laptop fixed already.
Tớ đã đi sửa máy tính rồi.
VI. Kết bài
Qua bài viết này, Hack Não đã giới thiệu đến bạn đọc tất tần tật về câu bị động, bao gồm:
✔ Định nghĩa và cấu trúc của câu bị động
✔ Cách chuyển câu chủ động sang bị động
✔ 3 lưu ý về câu bị động
✔ 5 dạng câu bị động đặc biệt
Hack Não chúc bạn học thật tốt cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, và hãy nhớ rằng:
| “Mỗi khi nản chí, hãy nhớ lý do bạn bắt đầu.”